Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

<&><$><&> Công việc của NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU <&><$><&>

<&><$><&> Công việc của NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU <&><$><&>
************************************* *********************************************
Đối với các công ty Xuất nhập khẩu, bộ phận Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trọng việc mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động mua và bán hàng hóa. Việc nhanh chóng đưa các hàng hóa vào nội địa lưu thông cũng như xuất bán thành phẩm cho các bạn hàng quốc tế với số lượng và giá cả đều phụ thuộc vào mức độ hoạt động hiệu quả của phòng XNK. Việc hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục hải quan thuận lợi tạo tiền đề cho việc việc lưu thông hàng hóa, tránh bị tồn vốn và các tổn hại về tài chính trong thời gian hàng lưu kho tại cảng.
Tùy theo quy mô, chức năng, nhiệm vụ mà việc chuyên môn hóa có thể được thực hiện sâu và chuyên nghiệp hơn. Có thể tóm tắt một số nghiệp vụ chủ yếu của nhân viên xuất nhập khẩu như sau:
1. Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp...
2. Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa
3. Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
4. Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
5. Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng. Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
6. Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra
7. Thường xuyên liên lạc, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp. Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.
8. Tham mưu cho Trưởng phòng kinh doanh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời Lập báo cáo nội bộ và báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan...
Để làm tốt được công việc này, yêu cầu đối với người làm xuất nhập khẩu là giỏi ngoại ngữ, phải am hiểu được các thủ tục xuất nhập khẩu, có khả năng lập kế hoạch và kỹ năng trình bày. Phải có hiểu biết cơ bản về các Điều kiện thương mại Quốc tế, các Phương thức thanh toán Quốc tế, các Phương thức vận tải Quốc tế và các Văn bản pháp lý quy định về việc Khai báo Hải quan

Chương trình đào tạo kế toán thực tế từ xa!

Nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi kinh nghiệm thực tế về kế toán cho các bạn theo nghề kế toán. Bên mình nhậ đào tạo từ xa cho học viên. chi tiết liên hệ: 0973.744.463

Những điều cần làm khi quyết toán thuế

Những điều cần làm khi quyết toán thuế
Các nhân viên thuế sẽ đi thành từng tốp 2-3 người hoặc nhiều hơn nữa tùy theo khối lượng công việc. Mỗi người họ sẽ kiểm tra từng mục thuế khác nhau nên nếu bạn không muốn bị quay vòng vòng một lúc bởi hàng tá câu hỏi của họ, bạn nên sắp xếp lịch trước để không rơi vào tình huống bị động.
Các sắp xếp tổ chức chứng từ bạn nên thực hiện như sau:
Thuế giá trị gia tăng
- Thường được bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn theo báo cáo thuế. Do vậy bạn cần sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai, nhớ sắp xếp theo thứ tự để họ kiểm tra.
- Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai trước khi họ vào kiểm tra
- Các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản photo cần chuẩn bị kèm theo các công văn báo mất đã gửi cơ quan thuế.
- Các hóa đơn đầu ra hủy cần photo kèm với biên bản hủy để riêng ra.
- Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong đống sổ phụ ngân hàng.nếu không có bạn có thể lập bảng kê thanh toán qua ngân hàng để giải trình cho dễ.
- Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ và mẫu sổ trên excel hoặc trên PM để họ tiện kiểm tra. Nên tốt nhất mình lập sẵn một file excel tổng hợp đó khi họ cần cung cấp được luôn.
Thuế Thu nhập cá nhân
Các hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương kèm sẵn một file excel tổng hợp loại thuế này chuyển cho họ.bảng chấm công và bảng thông báo bảo hiểm.
- Các biên lai khấu trừ thuế cho các lao động không ký hợp đồng
- Các chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhận người phụ thuộc không có thu nhập, các bản sao giấy khai sinh. . .
- Bản sao công chứng hộ chiếu, visa của các cá nhân người nước ngoài.
- Các ủy quyền quyết toán thuế của các lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
- Các giấy tờ khác liên quan.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế mà liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, nên hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.
Ngoài các hồ sơ tài liệu đã chuẩn bị cho các loại thuế trên, thì bộ hồ sơ thuế TNDN cần chuẩn bị:
- Sổ sách kế toán đã in, ký, đóng dấu của doanh nghiệp...
- Chứng từ photo kẹp với phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu kế toán.
- Bảng tính giá thành dịch vụ, hàng hóa gia công sản xuất
- giá vốn của hàng hóa, dịch vụ
- Hợp đồng mua bán
- Hồ sơ tài sản cố định
- Hồ sơ ngân hàng
- Các quyết định lương, quyết định khấu hao, quyết định thôi khấu hao, bảng đăng ký trích khấu hao
- Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, bảng phân bổ doanh thu
- Biên bản hủy hàng hỏng, biên bản kiêm kê kho, biên bản kiểm kê quỹ, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành...
- Tờ trình về các công việc, kế hoạch chi tiêu năm...
- Đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, các quyết định xử lý công nợ, công văn đòi nợ từng lần
- Hồ sơ pháp lý công ty.